Cách xử lý bình tích áp khi được bơm đầy nước mà không hoạt động

    Bình tích áp là một thiết bị chuyên dụng trong việc cung cấp hệ thống nước gia đình và công nghiệp. Để làm tăng áp lực nước trong đường ống và giảm tải hiện tượng búa nước để bảo vệ máy…. Và còn nhiều các ứng dụng khác các bạn có thể tìm hiểu qua các bài viết trước của chúng tôi.

binh-tich-ap-he-thong-nuoc
Hệ thống bình tích áp

    Về nguyên tắc cơ bản của bình tích áp thì bình sẽ được bơm đầy nước. Nhưng có một vấn đề cần lưu ý rằng nếu quá trình này không được thực hiện đúng cách. Hoặc không biết xử lý các tính huống như nước đầy bình … Thì có thể gây ra vỡ bình gây hỏng hóc thiệt hại đến các tài sản xung quanh hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến công việc đang  diễn ra. Vậy khi tình huống Bình tích áp được nạp đầy nước mà không hoạt động thì chúng ta phải giải quyết ra sao ? Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu .

   Trước khi xử lý các bạn cần quan tâm đến một vài vấn đề sau đây:

  • Kiểm tra đường dẫn nước ( đảm bảo không bị thất thoát)
  • Chỉnh đồng hồ áp lực, con vít tăng giảm áp xem có hiệu quả hay không?
  • Đóng cầu giao cho máy bơm hoạt động vài phút. Sau đó ngắt nguồn mở van nước xem nước có chảy ra hay không? Nếu nước không chảy ra đồng nghĩa với việc áp suất nén trong bình đã bị hỏng. Khi đó chúng ta phải dừng mọi hoạt động liên quan đến bình tích áp và tiến hành tháo bình.

   Sau khi đã kiểm tra chắc chắn các bước bên trên và xác định chính xác lý do gây sự cố.

Chúng ta có thể tháo bình theo các bước như sau:

  • Tháo bình tích áp ra khỏi hệ thống chúng ta đang lắp đặt.
  • Xả nước ra khỏi bình sau đó tiến hành sục rửa ruột bình. Vì khi sử dụng lâu ngày sẽ có cặn bẩn trong bình.

   Ở bình tích áp thì nó có 2 phần chính là vỏ bình và ruột bình. Ruột bình là phần chứa nước và được ngăn cách với vỏ bình bằng một lớp khí Nito. Nếu lượng khí này bị rò gỉ thì hệ thống có bơm đầy nước vào bình thì bình cũng không có tác dụng. Vì ruột bình tích áp được làm bằng cao su, chúng giãn nở khi bơm đầy nước. Dưới tác động của khí bên trong sẽ tạo ra áp lực cho hệ thống. Đồng thời tích trữ năng lượng dư thừa để chống hiện tượng búa nước cho hệ thống bơm ( Xem Tìm hiểu  bình tích áp Varem để biết rõ hơn). Khi đó hệ thống máy sẽ xảy ra hiện tượng đóng ngắt liên tục.

          Các bạn hay chú ý đến một van nhỏ trên đầu bình tích áp. Van này đóng vai trò bơm hoặc xả khí bên trong bình. Tiến hành tháo van vì khi không có khí van hoàn toàn an toàn .

van-ap-suat
Van Áp Suất

    Tiếp đến, chúng ta bịt kín lỗ bơm nước vào đồng thời tạo nén khí. Bằng cách dùng các thiết bị như bơm xe đạp, xe máy hoặc máy nén khí.. Nhưng đặc biệt lưu ý là chúng phải có đồng hồ đo áp suất để đo được áp lực tiêu chuẩn cho bình. Sau khi bơm đến áp lực tiêu chuẩn chúng ta tiến hành đóng van khí. Sau đó lắp đặt lại và bơm nước vào hệ thống dùng bình thường. Nếu trường hợp sau khi xử lý mà bình vẫn không hoạt động. Khi đó chúng ta cần gửi bình đến trung tâm bảo dưỡng để nhờ các chuyên viên chuyên sâu giải quyết.

    Chú ý: Bạn nên kiểm tra bình tích áp đang sử dụng có van áp suất hay không. Nếu có thì chúng ta tiến hành kiểm tra áp suất trong bình, không được để cao quá hoặc thấp quá. Nếu thấy có nước trong khoang khí thì chúng ta cần tiến hành thay ruột bình tích áp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết:  Hướng dẫn thay thế ruột bình tích áp.