Máy thổi khí là gì? Cách tính toán lựa chọn máy thổi khí

Máy thổi khí

Máy thổi khí là gì? Lựa chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước

Trong một hệ thống xử lý nước thải sử dụng rất nhiều các thiết bị như: máy bơm, máy thổi khí, máy sục khí, đĩa phân phối khí…Ngoài máy bơm chìm nước thải thì máy thổi khí là một trong những thiết bị quan trọng mà hệ thống nào cũng sử dụng. Vậy máy thổi khí là gì, có ứng dụng như thế nào? Hướng dẫn cách tính toán lựa chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước.

Máy thổi khí là gì?

Máy thổi khí hay còn gọi là máy bơm khí, là chiếc máy có thể tạo ra một luồng khí lớn vào trong nước. Tạo ra các bọt khí sử dụng cho việc nuôi trồng thủy hải sản, nuôi vi sinh, bể xử lý nước thải…. Chính vì thế mà sản phẩm chuyên phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp nặng và nuôi thủy sản. Máy thổi khí có 3 loại chính là: máy thổi khí mini, máy thổi khí con sò, máy thổi khí dạng motor kéo và đầu thổi khí.

Máy thổi khí
                         Máy thổi khí

Chức năng chính của máy thổi khí là:

  • Tăng cường lượng khí oxi hòa tan để đẩy nhanh quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước. Giúp cho nước thải được hòa trộn đồng đều với bùn hoạt tính. Tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tiếp xúc với các cơ chất cần được xử lý.
  • Giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo oxi dùng cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.-
  • Đảm bảo không gây ra vấn đề yếm khí, thiếu khí ảnh hưởng đến quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí.

Ứng dụng và cách vận hành máy thổi khí

Máy thổi khí được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp hiện nay:

  • Dùng trong hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy, xí nghiệp.
  • Sử dụng cho hệ thống băng tải trong công ty sản xuất, băng tải trong nhà máy xi măng.
  • Thông khí, thổi khí thổi khí tại các hồ thủy hải sản.
  • Thổi khí để nuôi vi sinh, hệ thống tạo oxi cho hồ cá/.
  • Ứng dụng để xử dụng chân không, ứng dụng công nghiệp mạ điện…

Cách vận hành máy thổi khí

  • Mở van hút khí (nếu có) và van đầu đẩy khí (nếu có) đặc biệt là các van đường dầu bôi trơn, đường nước làm mát.
  • Dùng tay kéo dây đai xem hệ thống chạy có dễ dàng không, sau đó vận hành ở chế độ không tải.
  • Chạy máy ở chế độ không tải 10 phút, rồi sau đó đưa tải vào vận hành. Nếu phát hiện máy có tiếng kêu lớn bất thường, thì nên kiểm tra chiều quay của máy trước khi ngừng máy. (Nếu may quay ngược có thể dẫn đến cháy mút lọc bụi bên trong ống giảm than).
Sơ đồ cấu tạo của máy thổi khí
         Sơ đồ cấu tạo của máy thổi khí

Cách tính toán lựa chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải

Máy thổi khí là một trong những thiết bị xử lý nước thải, được sử dụng chủ yếu trong công nghệ xử lý sinh học. Cung cấp lượng khí oxy cho các vi sinh vật trong bể hiếu khí. Vậy lượng khí cần cung cấp bao nhiêu là phù hợp?

Thông thường, hàm lượng DO trong bể hiếu khí duy trì trong khoảng 1,5 – 4mg/L là phù hợp. Nếu ít hơn, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt đống sống của vi sinh vật, ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình xử lý. Nói vậy, không có nghĩa là chúng ta có thể cung cấp nhiều khí hơn để tránh việc thiếu hụt Ôxy. Nếu khí được cung cấp quá nhiều, sẽ gây vỡ các bông bùn hoạt tính, phá vỡ cấu trúc của bùn. Dẫn đến việc phá hủy nơi sinh sống của quần thể vi sinh vật hiếu khí. Làm cho nước đầu ra bị đục, nhiều cặn và hiệu suất kém. Ngoài ra, cung cấp nhiều khí cũng điều lãng phí năng lượng không cần thiết.

Lượng khí cần cung cấp cho hệ thống là bao nhiêu?

Với công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí. Lượng Ôxy cần thiết cho vi khuẩn để thực hiện quá trình Ôxy hóa như sau:

Lượng Ôxy cần thiết = Lượng Ôxy hóa ngoại bào các chất hữu cơ + Lượng Ôxy để vi khuẩn thực hiện nitrat hóa + Lượng Ôxy ôxy hóa nội bào các chất hữu cơ

Trong thực tế, để Ôxy hóa hoàn toàn 1 kg BOD thì cần từ 1,5 đến 1,8 kg O2 (phụ thuộc vào đặc điểm hệ thống cấp và phân phối khí)

♦  Đối với Aeroten, cường độ thổi khí nhỏ nhất (Imin) phụ thuộc vào độ sâu của hệ thống phân phối khí. Việc xác định Imin­ được tính theo TCXDVN 51:2006.

Hs (m) 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 3 4 5 6
 I­­min(m3/m2.h) 43 42 38 32 28 24 4 3.5 3 2..5

♦ Để không phá cấu trúc của bùn hoạt tính trong bể Aeroten thì Imin ≤ 100 m3/m2.h

♦ Đối với quá trình làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học trước khi lắng. Lượng không khí được chọn là 0,5 m3 khí/m3 nước thải. thời gian làm thoáng từ 15 – 20 phút

♦ Đối với bể tuyển nổi, cường độ cấp khí là 40 – 50 m3/m2 mặt đáy bể trong 1 giờ

♦ Đối với bể lắng cát thổi khí, cường độ cấp khí là 3 – 5 m3/m2 mặt bể trong 1 giờ

♦ Đối với quá trình làm giàu ôxy cho sông hồ, để khắc phục hiện tượng phân tầng. Và ôxy hóa sinh hóa chất hữu cơ trong nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải đô thị, lượng không khí cần cấp là 0,1 – 0,6 m3/1m3 nước nguồn.

Tính toán lựa chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải

♦ Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức

Qk = Qtt.D (m3 khí/h)

+ Qtt – lưu lượng nước thải tính toán (m3/h)

+ D – Lượng không khí cần thiết để xử lý 1 m3 nước thải (m3 khí/ m3 nước thải)

♦ Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức

CT 1

+ Hs – Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m)

♦ Công suất của máy thổi khí được tính theo công thức sau

CT 2

+ QK – Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3/h)

+ η – Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 – 0,75)

Tính toán số lượng đĩa phân phối khí cần dùng

Kết hợp với máy thổi khí để phân phối khí cho bể là đĩa phân phối khí. Vậy cần tính toán lượng đĩa phân phối khí như thế nào là phù hợp nhất.

AFDGiả sử, ta đã tính toán được máy thổi khí với Lưu lượng 30m3/phút. Vậy thì cần số lượng đĩa phân phối khí tinh là bao nhiêu?

Số lượng đĩa cần dùng = Lưu lượng máy thổi khí/lưu lượng đĩa thổi khí = 30/0,1 = 300 cái

Lưu ý: Việc lựa chọn thiết bị phân tán khí phụ thuộc vào từng quy mô công trình. Cường độ khí phân tán phải đảm bảo lớn hơn giá trị tối thiểu để có thể tách cặn bẩn chui ra khỏi các lỗ. Và phải nhỏ hơn giá trị tối đa để vận tốc nổi không lớn, giữ được thời gian tiếp xúc của khí và nước.

  • Đối với các đĩa phân phối khí bọt mịn (khí tinh), kích thước bọt khí từ 1 – 6mm
  • Đối với hệ ống đục lỗ, đĩa khí thô thì kích thước bọt khí từ 2 – 10 mm

Các thương hiệu máy thổi khí hiện nay

  • Máy thổi khí Tsurumi – Japan: là một thương hiệu đến từ Nhật Bản. Tsurumi đi đầu trong việc sản xuất và phân phối các thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải. Máy thổi khí của thương hiệu này được biết đến với chất lượng tốt, độ ồn thấp, tuổi thọ cao…Bên cạnh đó, Tsurumi cho ra đời thêm dòng máy thổi khí TSR được sản xuất tại nhà máy ở Đài Loan. Với giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng Tsurumi sản xuất tại Nhật. Hiệu quả mà sản phẩm mang lại rất tốt, chất lượng ổn định, nhược điểm độ ồn cao. 
RSR-80
Máy thổi khí Tsurumi Japan RSR-80
  • Máy thổi khí Tohin – Japan. Thêm một thương hiệu nữa đến từ Nhật Bản. Có thể thấy Nhật là đất nước mạnh về khoa học kỹ thuật. Tohin là thương hiệu chuyên sản xuất các dòng máy thổi khí ở Nhật Bản. Các sản phẩm của thương hiệu này đa dạng, chất lượng ổn định.
  • Máy thổi khí LongTech – Taiwan. Đây là thương hiệu máy thổi khí đến từ Đài Loan. Hiện đang được sử dụng khá nhiều tại các công trình ở nước ta. Với giá thành khá cạnh tranh trên thị trường mà dòng sản phẩm này được lựa chọn khá nhiều.
  • Ngoài ra còn rất nhiều các dòng máy thổi khí khác như: Heywell, Dragang, Teiko, APP, Trundean…

Trên đây là bài giới thiệu về máy thổi khí, cách tính toán lựa chọn máy thổi khí. Hi vọng quý khách hàng đã có cho mình kiến thức hữu ích để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho hệ thống của mình. Mọi thông tin cần tư vấn và báo giá vui lòng liên hệ Hotline: 0983.480.878