Tại sao máy bơm 1 pha cần tụ điện để khởi động và làm việc

Như các bạn đã biết, các loại động cơ 1 pha sử dụng điện áp 220V tại việt nam đều sử dụng tụ điện. Có 2 loại tụ là tụ ngâm ( tụ điện làm việc ) và tụ đề. 

Để hiểu hơn về vì sao người ta phải sử dụng tụ điện với động cơ 1 pha chúng ta vui lòng xem phân tính rõ hơn ở phần dưới đây.

Ưu điểm của động cơ 3 pha

 Do động cơ 3 pha có ưu điểm hơn động cơ 1 pha ở chỗ là dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây stato sẽ sinh ra từ trường quay do đó động cơ 3 pha không phải sử dụng tụ điện và dòng của động cơ sẽ nhỏ hơn, còn dòng điện 1 pha đi vào cuộn dây 1 pha không sinh ra từ trường quay mà chỉ sinh ra từ trường đập mạch, từ trường này không tự làm cho roto quay được mà phải nhờ vào cuộn dây phụ (cuộn đề) và tụ điện mới tạo ra được từ trường quay. Do vậy người ta phải sử dụng tụ điện cho động cơ điện 1 pha.

Bởi vì vậy nên người ta sẽ không chế tạo động cơ công suất lớn với động cơ 1 pha. Thường chỉ từ 2,2 Kw trở xuống do => Đứng trên phương diện công suất để phân tích vấn đề này,Động cơ 1 pha có một cuộn làm việc tất nhiên là không thể chịu dòng tốt như 3 cuộn dây của động cơ không đồng bộ 3 pha được,mà 1 cuộn dây chịu dòng thì động cơ sẽ phải chịu một dòng rất lớn.

Phân tích kỹ hơn về động cơ 3 pha

Chúng ta phân tích sâu hơn thì để ý sự phân bố sức từ động trong động cơ 3 pha so với động cơ 2 pha  (được hiểu từ trường trong đông cơ 1 pha là từ trường của 2 cuộn dây theo cách gọi của người sử dung),biên độ sức từ động của đông cơ 3 pha lúc nào cũng lớn hơn 1,5 lần biên độ của sức từ động của động cơ 2 pha.Như vậy chúng ta để ý sự phân bố của chúng trong không gian và theo thời gian xem cái nào làm việc ổn định hơn. Do vậy động cơ không đồng bộ 3 pha thì dễ dàng điều chỉnh tốc độ và Moment hơn nhiều so với động cơ 1 pha…..

tu-dien-dong-co
Tụ điện

 

tu-dien-dong-co-1pha
Tụ điện gắn va động cơ

=> Như trên chúng ta đã hiểu vì sao phải sử dụng tụ điện trong động cơ 1 pha. Vậy sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chọn tụ điện cho động cơ.

Hướng dẫn chọn tụ điện cho máy bơm

 1. Đối với máy bơm đặt cạn thông thường tụ điện đều được lắp đầy đủ trong các hộp cực, vậy chúng ta chỉ việc sử dụng. Nếu sau một thời gian chúng ta sử dụng thì mới phải thay thế và chọn loại tụ điện.

 2. Đối với đặc thù máy bơm giếng khoan là dòng bơm 1 pha sử dụng trong gia đình. Là bơm chìm nên bơm giếng 1 pha không thể lắp tụ điện sẵn vào động cơ mà phải lắp ở tụ điện trên mặt đất. Vậy chúng ta chọn tụ điện như sau : 

Công thức : 

+ Tụ làm việc: 
C = 2800 x ( Iđm/U1) microfara 
Trong đó: Iđm là dòng định mức, U1 là điện áp đặt vào động cơ 
+ Tụ khởi động: 
C kđ = C + C o 
Trong đó C kđ : Tụ khởi động. C o là tụ sẽ ngắt ra sau khi khởi động hành công 
Ví dụ: Tính điện dung tụ công tác và khởi động của động cơ điện ba pha công suất 250W điện áp 127/220V, dòng điện 2/ 1,15A cần đấu vào lưới 220V 

Giải:

+ Tụ làm việc : 

C = 2800 x( 1,15 / 220 ) = 14,6 microfara 
Chọn tụ 400V – 15 microfara 

+ Tụ khởi động:

C kđ = ( 2,5 đến 3 ) x C = ( 2,5 – – 3) x 14,6 = 36 đến 44 microfara 
Chọn tụ: 400V – 50 microfara. 

Chú ý: Điện áp của tụ có thể chọn từ 220V trở lên. Nếu chọn 400V như trên thì rất tốt vì không bị đánh thủng. 

* Cần biết thêm : Đối với động cơ máy bơm có thể chỉ sử dụng 1 tụ điện là tụ ngâm ( Tụ làm việc ) Hoặc có máy sử dụng cả tụ ngâm và tụ đề do công suất của máy lớn nên người ta sẽ thiết kế như vậy. Có thể xem bảng sau để phân biệt :

6-22-mo-to-chay-dung-tu
Động cơ sử dụng 1 tụ ngâm

 

6-23-mo-to-chay-va-khoi-dong-dung-tu-1024x824
Động cơ sử dụng 2 tụ, tụ ngâm và tụ đề

Như trên chúng tôi đã truyền tải tới các bạn về tác dụng của tụ điện, và những đặc điểm cách chọn tụ điện bạn nên biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp phần giải đáp những thắc mắc mà bạn gặp phải. Nếu thấy hay vu lòng share hoặc like bài viết. Xin cảm ơn.